Tin Mới

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Dự thảo luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi với hai điểm mới nhất là thu hẹp đối tượng tạm hoãn nhập ngũ và tăng thời gian thực hiện nghĩa vụ lên 24 tháng được nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình. Sáng 14/8, Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi). Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng đọc tờ trình của Chính phủ nêu rõ, Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ thời bình quá rộng, gồm: học sinh, sinh viên các trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học.
Hiện các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân phát triển rất đa dạng, số công dân tham gia học tập ngày càng tăng. Vì thế, số người được tạm hoãn gọi nhập ngũ chiếm tỷ lệ lớn so với tổng số công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ, gây khó khăn cho các địa phương trong quá trình xét duyệt. Công dân tốt nghiệp THPT, cao đẳng, đại học vào phục vụ trong quân đội hiện không nhiều. Phung-quang-thanh-4744-1408003408.jpg Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, cần thu hẹp đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ và tăng thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự lên 24 tháng. Ảnh: AFP. Chính vì vậy, dự thảo luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) chỉ quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ với học sinh phổ thông, sinh viên đại học hệ chính quy trong hệ thống giáo dục quốc dân để nâng cao chất lượng gọi nhập ngũ và góp phần bảo đảm công bằng xã hội về thực hiện nghĩa vụ quân sự. Công dân học đại học được tạm hoãn nhập ngũ đến sau khi tốt nghiệp, nhằm tạo nguồn lực phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công dân đang học tập hoặc trúng tuyển vào các trường thuộc cơ sở giáo dục ngoài quốc dân sẽ được gọi nhập ngũ và bảo lưu kết quả để tiếp tục học tập sau khi hoàn thành nghĩa vụ. Đồng tình với dự thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng, cần tuyển nguồn thanh niên đã được đào tạo qua các trường đại học, cao đẳng vào thực hiện nghĩa vụ tại ngũ. Bởi lực lượng này có thể được sử dụng ngay vào các vị trí đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật phù hợp. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng khẳng định, mỗi công dân đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. "Nghĩa vụ quân sự là khái niệm rất rộng, bao hàm cả việc rèn luyện con người qua gian lao khổ hạnh để trưởng thành. Nghĩa vụ quân sự không phải để đánh nhau mà là để chuẩn bị sẵn sàng bảo vệ đất nước", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. Ngoài việc mở rộng diện tham gia nghĩa vụ quân sự, Chính phủ cũng đề xuất tăng thời gian tại ngũ lên 24 tháng. Đại tướng Phùng Quang Thanh giải thích, luật hiện hành quy định thời hạn tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là 18 tháng. Tuy nhiên, Quân đội nhân dân Việt Nam đã xây dựng Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không Không quân và một số binh chủng tiến thẳng lên hiện đại, thời hạn phục vụ nói trên không đủ để huấn luyện chương trình, giáo dục chính trị, kỹ thuật, chiến thuật, cũng như kỹ năng sử dụng thành thạo các loại vũ khí, trang bị. Bên cạnh đó, quân đội còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác do Đảng và Nhà nước giao như: cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai, dân vận.... Việc này đã ảnh hưởng đến chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân đội. "Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, việc thống nhất thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ là 24 tháng, không phân biệt hạ sĩ quan và binh sĩ với hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tàu hải quân là cần thiết", tướng Thanh nói. Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đồng tình cần sửa luật theo hướng xây dựng quân đội thời bình, nâng thời gian nhập ngũ lên 24 tháng để đảm bảo chất lượng huấn luyện. Chiều 14/8, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về dự án luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Hoàng Thùy

Phương Pháp Giải một số dạng bài tập khảo sát hàm số TSĐN

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

ÔN TẬP ĐẠO HÀM - VI PHÂN

Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VẬT LÝ SỐ 1

Đề thi lý 12

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Sẽ tổ chức một kỳ thi quốc gia ngay từ năm 2015

Hôm qua, 15.7, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GD-ĐT về phương án đổi mới tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.

Theo nguồn tin riêng của Thanh Niên, tại cuộc làm việc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ GD-ĐT xem xét phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT, thi ĐH, CĐ theo hướng chỉ còn một kỳ thi quốc gia ngay từ năm 2015. Kết quả kỳ thi này vừa dùng để xét tốt nghiệp THPT vừa để các trường ĐH, CĐ làm căn cứ tuyển sinh đầu vào. Nếu trường nào có yêu cầu cao hơn thì căn cứ vào kết quả đó để sơ tuyển trước khi tổ chức thi riêng, tự trường nào làm cho trường đó. Không tổ chức thi đồng loạt trong mấy đợt như hiện nay.



Phó thủ tướng và Bộ GD-ĐT cũng nhất trí cơ bản về chủ trương việc tổ chức thi sẽ được thực hiện theo cụm tại các địa phương nhưng có thể một số trường ĐH, CĐ phải tham gia coi thi, hoặc tham gia vào khâu tổ chức thi.
Tại cuộc họp, Bộ GD-ĐT đề xuất thi 8 môn trong 4 ngày. TS bắt buộc phải thi 4 môn, trong đó 2 môn bắt buộc 2 môn tự chọn. Ngoài ra, TS nào có nguyện vọng thi thêm môn nào nữa thì có thể đăng ký thi thêm để phù hợp với nhu cầu được xét tuyển ĐH. Tuy nhiên, Phó thủ tướng đề nghị Bộ GD-ĐT nên nghiên cứu theo hướng không phân chia theo môn mà theo bài thi, có thể tổ chức thi thành 4 buổi với 4 bài thi. Trong mỗi bài thi có yêu cầu kiến thức tổng hợp của các môn trong cùng lĩnh vực.

Trước đó, tại hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) và triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 năm học 2013 - 2014 do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 13.2, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu ngành giáo dục xem xét phương án tổ chức một kỳ thi quốc gia chung để đánh giá việc tốt nghiệp THPT và tuyển lựa các TS đủ năng lực vào bậc học ĐH, CĐ.

Trong phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 13 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cũng thông tin Bộ GD-ĐT đang trao đổi, tính toán, sau đó tham khảo ý kiến rộng rãi của xã hội, trên cơ sở chuẩn bị chu đáo, kỹ càng để đưa ra phương án về một kỳ thi quốc gia chung được đông đảo xã hội chấp nhận.

TOAN CAO DANG NAM 2014

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

MÃ ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN TIẾNG ANH 2014

Tài liệu tổng hợp ôn tập môn vật lý 12

Tổng hợp công thức Hoá Học trước khi thi Đại học

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Đề Toán Thi Thử Tuyển Sinh Đại Học Năm 2013 - 2014

 
Copyright © 2014 Tài Liệu Luyện Thi Tài trợ bởi Cao Đẳng Nghề Du Lịch Sài Gòn.